Trong ngành kỹ thuật in ấn, màng Metalize chính là giải pháp hoàn hảo tôn lên vẻ đẹp sang trọng, bắt mắt cho sản phẩm. Việc ứng dụng in màng Metalize trên bao bì sản phẩm đang thu hút khá nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp/ công ty. Nếu bạn vẫn còn mơ hồ về màng Metalize là gì, thì hãy cùng Anca.vn tìm hiểu từ A – Z về loại màng này ở phần chia sẻ dưới đây nhé.
Màng Metalize là gì?
Ngày nay, để tiếp cận khách hàng mỗi sản phẩm được ra đời không những đòi hỏi cao về mặt chất lượng bên trong mà ngay cả hình thức bên ngoài cũng phải thật bắt mắt và thu hút khách hàng “ngay từ cái nhìn đầu tiên”. Đứng trước những thách thức đó, ngành kỹ thuật in ấn bao bì đã ứng dụng màng Metalize vào việc bảo quản và tạo độ sắc nét cho từng chi tiết trên bao bì của sản phẩm.
Khái niệm về màng Metalize
Hiểu một cách đơn giản, màng Metalize là loại màng được phủ một lớp kim loại siêu mỏng, có độ dày tối đa chỉ 4 micromet. Lớp kim loại này được tạo thành từ nhiều chất liệu khác nhau như crom, niken, nhôm,… Tuy nhiên, hầu hết các loại màng Metalize ngày nay đều sử dụng kim loại nhôm là chủ yếu.
Lớp mạ kim loại trên màng Metalize dày hay mỏng sẽ tùy thuộc vào yêu cầu của bao bì sản phẩm. Chẳng hạn như: gia tăng độ chống thấm trên bao bì, tăng độ chống nước hay độ chống ẩm của bao bì v.v… Và tất nhiên, nếu lớp kim loại phủ trên màng càng nhiều thì giá thành của màng Metalize cũng tăng lên không kém.
Phân loại màng Metalize
Nhằm tạo sự đa dạng và tùy vào nhu cầu của từng khách hàng, màng Metalize sẽ được chia thành 4 loại. Ở mỗi loại màng Metalize sở hữu đặc tính riêng biệt về độ bóng, độ mờ, trắng sáng,…. khác nhau. Cụ thể trong đó:
- Màng CPP hay còn được gọi là CPP Metalized (Viết tắt là MCPP): Loại màng này được mạ ion kim loại trắng mờ (Aluminum).
- Màng PET hay còn gọi là Polyester Metalized (Viết tắt là MPET): Được mạ ion kim loại trắng sáng có độ bóng cao (Si).
- Màng OPP còn được gọi là màng OPP Metalized (Viết tắt là MOPP): Sử dụng icon kim loại (Si) tạo nên độ hơi sáng cho màng Metalize.
- Màng PA hay gọi là màng Nylon Metalized (Viết tắt là MBON): Có lẽ vì được bổ sung khá nhiều icon kim loại (Si) nên màng PA sẽ có độ trắng sáng nhiều hơn so với màng OPP.
TIN LIÊN QUAN: Màng CPP Là Gì?
Màng Metalize được tạo ra như thế nào?
Để tạo ra màng co chất lượng đòi hỏi một quy trình phải thật sự chuyên nghiệp, và với màng Metalize cũng thế, để tạo nên nó từ khâu chế tạo đến khâu thành phẩm là một quy trình khép kín hoàn toàn. Công nghệ sản xuất ra màng Metalize người ta còn gọi đó là công nghệ sản xuất giấy màng Metalize. Vậy công nghệ chế tạo nên màng Metalize là gì?
Công nghệ cán màng nhôm
Công nghệ này sử dụng màng nhôm có độ dày tối thiểu 9 micro, tối đa 12 micro cán lên một mặt của giấy Metalize. Phương pháp này nghe qua có vẻ đơn giản đúng không nào, nhưng nó không được tối ưu và được đánh giá là tiêu hao một lượng nguyên liệu khá đáng kể.
Công nghệ chân không
Sau những lần hao hụt nguyên liệu của phương pháp cán màng nhôm, trải qua quá trình nghiên cứu, một công nghệ chế tạo màng Metalize mới được ra đời, giúp loại bỏ hoàn toàn các hạn chế còn tồn đọng của công nghệ sản xuất cũ.
Cụ thể, cán màng Metalize chân không là phương pháp nấu chảy kim loại nhôm trong môi trường chân không, với nhiệt độ tối đa lên đến 1500 độ C. Nhôm khi được nấu chảy sẽ bốc hơi trong môi trường chân không và bám vào mặt của giấy tạo thành giấy màng Metalize. Định lượng nhôm bám trên giấy màng vỏn vẹn chỉ 0,1g/m2.
XEM NGAY: Màng Co Nhiệt Là Gì?
Công dụng của màng Metalize
Sở hữu lớp nhôm bám siêu mỏng nhưng giấy màng Metalize đem đến nhiều ưu điểm vượt trội, mà đến nay chưa có một loại màng giấy nào “đoạt được” vị trí quán quân trong thị trường giấy dùng cho việc in ấn, bảo quản bao bì sản phẩm.
- Màng Metalize có khả năng chống ẩm, chống thấm khí và chống nước đạt đến mức gần như hoàn hảo.
- Bảo vệ bao bì sản phẩm tránh khỏi xác áp lực từ môi trường bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ.
- Tạo nên độ sắc nét cho hình ảnh trên bao bì, màu sắc chân thực và sinh động hơn. Ngoài ra, với bao bì được phủ màng Metalize có thời gian giữ màu lâu và tốt hơn so với những bao bì thông thường.
- Hiệu ứng phản quang của kim loại nhôm trên màng Metalize khi phủ lên bao bì làm tăng giá trị sản phẩm, tạo tính thẩm mỹ và thu hút khách hàng.
- Đặc biệt, màng Metalize nhôm đã được kiểm duyệt chặt chẽ và đảm bảo khâu an toàn về chất lượng nên bạn có thể sử dụng nó trên tất cả các loại sản phẩm khác nhau, đặc biệt là dùng làm bao bì cho thực phẩm.
Kỹ thuật cán màng Metalize lên sản phẩm
Khi đã hiểu rõ màng Metalize là gì và các công dụng mà nó đem đến thì giờ đây chắc hẳn bạn chẳng còn do dự gì về việc sử dụng màng Metalize trong khâu sản xuất bao bì sản phẩm nữa rồi. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng để phát huy tác dụng thực thụ của màng giấy Metalize, thì khâu cán màng lên sản phẩm đòi hỏi phải tuân thủ đúng nguyên tắc và có sự hỗ trợ của máy móc chuyên dụng.
Theo nghiên cứu tổng quan của Anca.vn, để cán màng Metalize người ta có thể áp dụng theo 2 kỹ thuật khác nhau:
- Cán màng gián tiếp
- Cán màng trực tiếp
Kỹ thuật cán màng Metalize gián tiếp
Phương pháp cán màng gián tiếp đòi hỏi kỹ chi phí khá cao và quy trình vô cùng phức tạp, nên thường dùng cho những sản phẩm cao cấp.
- Bước 1. Thông qua phương pháp Metalize hóa, trong môi trường chân không, người ta sẽ phủ lớp kim loại lên cuộn nhựa, từ đó ta thu được cuộn màng Metalize có độ bóng như mong muốn. (Lớp loại này sẽ là yếu tố quyết định màng Metalize có độ bóng, hơi sáng, trắng sáng, hay độ mờ)
- Bước 2. Dùng cuộn màng Metalize đã thu được ghép với giấy trên bao bì của sản phẩm bằng keo.
- Bước 3. Đợi đến khi keo khô, đảm bảo màng Metalize và giấy trên bao bì đã thực sự “hòa quyện” vào nhau.
- Bước 4. Tiến hành tách rời lớp nhựa ra khỏi cuộn giấy, phần còn giữ lại trên cuộn giấy chính là lớp kim loại.
TIN HỮU ÍCH: So Sánh Màng Co POF và Màng Co PVC
Kỹ thuật cán màng Metalize trực tiếp
Khác hẳn với kỹ thuật cán màng gián tiếp, ở phương pháp Metalize trực tiếp không tốn quá nhiều chi phí và quy trình vận hành vô cùng đơn giản, nên hầu hết các công ty/doanh nghiệp đều chọn kỹ thuật cán màng trực tiếp để sản xuất bao bì sản phẩm.
Ở kỹ thuật này, quá trình Metalize hóa sẽ được thực hiện trực tiếp trên bề mặt của giấy. Do đó khâu cán màng chỉ còn vỏn vẹn 3 bước:
- Bước 1. Trước khi Metalize hóa, người ta sẽ phủ lên cuộn giấy một lớp Vanish. Lớp Vanish có tác dụng tạo độ bằng phẳng trên bề mặt chất nền, và tạo sự kết nối chặt chẽ giữa màng Metalize với chất nền.
- Bước 2. Tiến hành Metalize hóa cuộn giấy có phủ Varnish trong môi trường chân không.
- Bước 3. Đến bước này, bạn sẽ thu được màng Metalize hoàn chỉnh.
Mua màng Metalize ở đâu chất lượng, uy tín giá phải chăng?
Nếu bạn đang có ý định tìm đơn vị cung cấp màng Metalize chất lượng thì An Ca sẽ là sự lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong thị trường sản xuất màng nhựa nói chung hay màng Metalize nói riêng, An Ca đã và đang đồng hành cung cấp màng nhựa cho nhiều khách hàng là công ty, doanh nghiệp lớn tại Việt Nam.
Quy trình sản xuất màng Metalize của chúng tôi là quy trình khép kín, không thông qua bất kỳ đầu mối trung gian nào. Do đó, mức giá màng nhựa bán ra luôn đạt ở mức bình ổn, phù hợp túi tiền của nhiều công ty/ doanh nghiệp. Mỗi sản phẩm bán gửi đến khách hàng, đều được đội ngũ kỹ thuật tại An Ca kiểm tra chặt chẽ về tiêu chuẩn, màu sắc và thành phần nguyên liệu đáp ứng tiêu chí an toàn sức khỏe.
Chất lượng hàng đầu, giá thành bình ổn, giao hàng nhanh chóng, tư vấn nhiệt tình – Tất cả chỉ có tại An Ca. Hãy liên hệ chúng tôi ngay hôm nay để mua được mua màng Metalize với chi phí ưu đãi nhé.
Kết luận
Mong rằng, đôi dòng chia sẻ ngắn ngủi trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về màng Metalize là gì, công dụng và cách ứng dụng màng Metalize trên sản phẩm. Đừng quên thường xuyên ghé thăm Anca.vn vẫn còn nhiều thông tin thú vị đang chờ bạn khám phá!
Thông tin liên hệ:
- CÔNG TY SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI ANCA
- Địa chỉ: 262A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3,TPHCM
- Điện Thoại Tư Vấn: 0813 981 993 Mr.An
- Email: ancacoltd@gmail.com