Kỹ thuật cán màng mờ, màng bóng như thế nào?

Cán màng là phương pháp giúp cho bền mặt sản phẩm in được sáng bóng, hoặc mờ ảo, chìm tạo cảm giác sang trọng. Kỹ thuật cán màng thực chất là phương pháp phủ lên bề mặt sản phẩm in một lớp màng mỏng. Thông qua việc sử dụng máy cán màng giúp cho việc cán màng lên bề mặt in dễ dàng hơn, có độ bám dính nhiều hơn. Cùng tìm hiểu qua kỹ thuật cán màng mờ, màng bóng như thế nào?

Kỹ thuật cán màng mờ

Màng mờ là loại màng sau khi cán lên bề mặt sản phẩm sẽ có độ mờ nhất định, trong suốt nhưng lại không bắt và phản chiếu ánh sáng. Chính vì vậy sản phẩm sau khi cán màng mờ thường nhìn sang trọng nên được dùng cho các sản phẩm như bìa sách, name card, catalogues,… Màng mờ là loại màng BOPP có độ mờ, sản phẩm sau khi được cán sẽ có màu sắc hơi sẫm hơn nhưng như thế cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến quá chất lượng sản phẩm in.

cán màng mờ name card

Xem thêm: màng MCPP giá tốt tại tpHCM

Cán màng mờ giúp tăng thêm độ bền của sản phẩm, giữ cho mực in không bị mờ. Sản phẩm không bị ố vàng, khô hay phai màu, nhìn sang trọng, có tính thẩm mỹ cao. Cán màng mờ giúp sản phẩm có độ mịn nên được dùng trong các sản phẩm có tính sang trọng. đẳng cấp.

Cán màng bóng như thế nào?

Cán màng bóng là phủ lớp màng BOPP lên bề mặt sản phẩm in. Lớp màng được cán vào có độ mỏng, phẳng và tương hợp tốt nên giữ được cho sản phẩm nguyên hình dáng ban đầu. Bề mặt sản phẩm in có độ sáng, mịn láng, không có bọt khí, không nhăn như các phương pháp ép thông thường khác. Phương pháp cán màng bóng là phương pháp tối ưu nhất hiện nay cho mục đích thu hút ánh nhìn của sản phẩm.

máy cán màng bóng

Tùy vào mục đích sử dụng mà độ dày lớp màng bóng được sử dụng khác nhau. Mục đích chính của việc cán màng bóng là làm tăng sự nổi bật, bắt mắt, thích hợp với các sản phẩm như bao bì, decal, hộp,

Xem thêm: Bảng thông số kỹ thuật cán màng nhiệt

Trả lời